Uncategorized

Vay Tín Chấp Không Trả Có Sao Không? Cách Trốn Nợ Vay Tín Chấp

September 11, 2022

Vay tín chấp không trả có sao không là thắc mắc của rất nhiều người đang đến hạn thanh toán nhưng chưa tìm ra giải pháp khắc phục. Tuy nhiên ngân hàng hay các công ty tài chính hoàn toàn không để chuyện này xảy ra bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng tìm ra đáp án và cách giải quyết tốt nhất khi không trả nợ được vay tín chấp. 

Vay tín chấp không trả có sao không?

Vay tín chấp là hình thức vay tiền nhanh phổ biến nhất hiện nay, có rất nhiều đơn vị trên thị trường cung cấp gói vay này, một số cái tên có thể kể đến như vay tín chấp SHB, vay tín chấp Vietinbank, vay theo lương hưu Vietcombank,… Tuy nhiên, việc bùng nợ các gói vay này vẫn là điều nhức nhối. Rõ ràng chuyện ‘’có vay ắt có trả’’ là quy luật cuộc sống biết bao nhiêu thế hệ. Tuy nhiên khi ngân hàng hay công ty tài chính cho vay tín chấp thường xảy ra trường hợp khách hàng bùng tiền và không chịu thanh toán. Lý do đến từ rất nhiều yếu tố từ chủ quan lẫn khách quan nhưng ở đây cả 2 bên đều phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ. 

Vay tín chấp không trả khiến người vay bị ảnh hưởng nhiều

Cụ thể, ngân hàng hay công ty tài chính phải liên tục cắt cử người gọi điện thậm chí tìm đến địa chỉ tận nơi đề yêu cầu khách hàng thanh toán khoản nợ. Nếu xui xẻo người đó bị tử vong do nhiều yếu tố khác nhau thì gần như bên kia mất trắng. 

Về phía khách hàng, nếu bạn vay tín chấp không trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như sau: 

  • Bị cho vào danh sách nợ xấu quốc gia, điểm tín dụng thấp khiến lần vay kế tiếp vô cùng khó khăn thậm chí bị từ chối. 
  • Liên tục bị người bên ngân hàng hoặc công ty tài chính gọi điện gây sức ép. 
  • Nếu bạn cố tình không trả tiền cho bên ngân hàng hoặc công ty tài chính thì những nơi này sẽ làm phiền đến cả người thân và gia đình bạn. 
  • Ở những công ty tài chính làm gắt, thông tin của bạn sẽ bị bêu rếu lên mạng gây ảnh hưởng uy tín cá nhân. 

Vay tín chấp không trả có bị đi tù không?

Tính đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có nội dung quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vay tín chấp nhưng không trả. Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải thực hiện đúng một số yêu cầu từ điều 74 Bộ luật Dân sự như sau: 

  • Người vay phải có trách nhiệm trả đủ số tiền khi đến hạn theo đúng hợp đồng. 
  • Khi đến hạn thanh toán mà bên vay chưa thanh toán thì người đó phải trả thêm cả lãi lẫn gốc quá hạn do quy định từ bên cho vay. 
Vay tín chấp không trả sẽ chưa phải đi tù

Mức độ nguy hiểm khi bạn vay tín dụng đen không trả sẽ bị tăng cao lên nhiều so với bên ngân hàng. Bởi đây là nơi pháp luật chưa chấp nhận hình thức về mặt kinh doanh. Do đó bên tín dụng đen sẽ có những cách đòi nợ riêng theo kiểu giang hồ, chợ búa, cụ thể là: 

  • Bạn và người thân của mình sẽ bị gọi điện làm phiền và gây sức ép bằng lời lẽ đe dọa, thô tục từ tín dụng đen. 
  • Con nợ nếu không thanh toán tín dụng đúng hạn sẽ bị tính lãi cao gấp đôi, thậm chí cắt cổ dẫn đến hết khả năng thanh toán vì lãi mẹ đẻ lãi con. 
  • Bạn sẽ bị tín dụng đen đến tận nhà hoặc nơi làm việc gây sức ép và cản trở. 
  • Nhiều bên tín dụng đen còn mang vũ khí như dao súng đến dọa con nợ, thậm chí bị đánh đến thừa sống thiếu chết. 

Tóm lại, khi bạn dây vào vay tín dụng đen mà không trả sẽ bị đòi nợ theo kiểu chợ búa và giang hồ. Do đó mà mức độ nguy hiểm đến bản thân và gia đình khách hàng luôn bị đe dọa và không nhờ pháp luật can thiệp được. 

Cách trốn nợ vay tín chấp

Thực sự không có cách trốn nợ vay tín chấp nào hoàn hảo tuyệt tối. Chỉ cần khách hàng còn sống và bên cho vay biết thông tin về gia đình bạn thì họ vẫn tiếp tục tìm giải pháp. Tuy nhiên nếu người vay muốn bớt bị làm phiền mà có thêm thời gian thu xếp trả nợ thì hãy làm những điều sau: 

  • Cắt đứt thông tin mà bên cho vay dựa vào để liên lạc với mình. 
  • Chuyển đến sinh sống ở một nơi cách xa chỗ vay tiền. 
  • Tuyệt đối không vay tiền ở những chi nhánh cho vay tương tự.
Trốn nợ bằng cách cắt đứt liên lạc với bên tín chấp 

Những cách trốn nợ vay tín chấp này chỉ là giải pháp tạm thời để mọi chuyện lắng xuống. Sau cùng, bạn vẫn phải cố gắng thu xếp để thanh toán xong khoản nợ để thì mới yên ổn. 

Cách thoát khỏi tín dụng đen

Để thoát khỏi tín dụng đen khi đến hạn thanh toán bạn hãy làm theo những cách sau đây: 

  • Nhờ đến pháp luật can thiệp: bạn chỉ nên dùng cách này khi bản thân và gia đình bị bên tín dụng đen đe dọa tính mạng. Bởi dù sao khách hàng trốn nợ vẫn là người sai. 
  • Nhờ vay tiền từ người thân: cách tốt nhất nhất bạn thoát khỏi tín dụng đen chính là thanh toán khoản nợ xong xuôi từ tiền vay người thân. 
  • Trốn đi nơi thật xa: đây là cách cuối cùng giúp bạn thoát khỏi tín dụng đen. 

Dù bằng cách nào đi nữa bạn vẫn phải xác định thanh toán khoản nợ cho tín dụng đen dù quá hạn. Bởi bất kỳ lúc nào bên cho vay vẫn săn đuổi và tìm cách thu hồi vốn. 

Cách đối phó với app vay tiền

Để đối phó với app vay tiền bạn hãy làm theo những cách sau đây: 

  • Tắt hết điện thoại và đổi sang số mới để tránh bên app gọi đòi nợ. 
  • Nói cho người thân bạn bè tránh cuộc gọi hay tin nhắn từ số lạ. 
  • Tuyệt đối không cho app vay tiền quyền truy cập danh bạ. 

Ngoài ra, nếu bạn đã thanh toán đầy đủ hoặc không vay ở app đó nhưng vẫn bị làm phiền thì hãy đến tận nơi giải quyết. Đồng thời khách hàng nên nhờ pháp luật can thiệp khi mọi chuyện nghiêm trọng hơn. 

Tố cáo app cho vay nặng lãi ở đâu

Có rất nhiều khách hàng hiện nay bị bên cho vay tín chấp nặng lãi nhưng không biết tố cáo ở đâu. Vì vậy, bài viết muốn chia sẻ đến bạn cách liên lạc đến cơ quan chức năng đầy đủ thẩm quyền như sau: 

Bạn hãy gọi đến công an nếu phát hiện bên cho vay nặng lãi 
  • Số điện thoại hotline của công an thành phố Hồ Chí Minh: 0283.8413744, 0693187200, 0693187680. 
  • Số điện thoại hotline của công an thủ đô Hà Nội: 0692194077, 02439422532, 0692196420.

Hai đơn vị này đều có lực lượng túc trực và sẵn sàng hỗ trợ người dân khi có thông tin tố cáo tín dụng đen cho vay nặng lãi. Vì vậy bạn hãy lưu lại vào danh bạ để liên lạc nếu cần. Qua bài trên, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc vay tín chấp không trả có sao không. Mặc dù hành vi này thực sự không tốt và đáng lên án nhưng khách hàng vẫn phải nắm chắc mẹo để tránh nguy hiểm cho bản thân và gia đình trước sức ép từ bên cho vay. Cuối cùng, bạn vẫn phải thu xếp và hoàn tất khoản nợ cho ngân hàng hoặc công ty tài chính nhé.

Post Comment